Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, hầu hết mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức đều được thực thi dựa trên nền tảng của hệ thống CNTT. Điều này đồng nghĩa, sự cố thời gian chết xảy ra trong trung tâm dữ liệu ( TTDL) dù chỉ là 5-7 phút cũng sẽ trở thành một "thảm họa", gây ra một "tổn thất nặng nề” cho các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là các tổ chức tài chính, tiền tệ. Do đó, nếu TTDL được thiết kế có độ tin cậy và dự phòng tốt, mọi nguy cơ đều được quản lý hiệu quả, thì việc TTDL duy trì hoạt động 24/7 là hoàn toàn có thể. Vậy TTTDL phải được thiết kế và vận hành như thế nào? Hiện nay có các chuẩn nào về TTDL hay không?
 |
Để trả lời các băn khoăn của Qúy khách hàng, SmartPro xin giới thiệu bài viết về sự khác nhau giữa các chuẩn trong TTDL, cụ thể là Uptime và ANSI/TIA-942 của ông Edward van Leent, chuyên gia hàng đầu về TTDL, chủ tịch và giám đốc điều hành của hãng EPI. Qúy khách có thể tham khảo bài viết gốc tại http://www.epi-ap.com/content/28/285/Uptime_vs._TIA-942:_Introduction,_why_this_series_of_articles
Sau đây là phần lược dịch các bài viết của ông Edward van Leent do SmartPro thực hiện:
- UPTIME vs. TIA-942: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Trước khi đi vào so sánh Uptime và TIA-942, chúng ta cần biết tìm hiểu một chút về lịch sử của Uptime và TIA-942, có như vậy thì các vấn đề mà tôi đề cập trong các bài viết sau sẽ sáng tỏ hơn.
- Viện Uptime (Uptime Institute - UTI) là tổ chức thực hiện tư vấn, đánh giá và cấp chứng chỉ cho các TTDL. Viện Uptime (UTI) phân loại TTDL thành 4 cấp khác nhau, gồm Tier I, II, II, III. Khái niệm “Tier” được UTI sử dụng đầu tiên vào 1995 trong bài báo cáo “Tier Classifications Define Site Infrastructure Performance"; và 2005, UTI sử dụng thuật ngữ "Tier Standard Topology", còn được gọi là TST dùng để phân loại TTDL (UTI-TST). Ngày nay, UTI vẫn sử dụng thuật ngữ Tier để phân cấp độ TTDL.
- Vào năm 2005, Hiệp hội công nghiệp Viễn thông (The Telecommunications Industry Association – TIA) trực thuộc Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (American National Standards Institute - ANSI) phát hành bộ tiêu chuẩn viễn thông cho TTDL , tiêu chuẩn ANSI/TIA-942. Trong bộ tiêu chuẩn này, thuật ngữ “Tier” cũng được sử dụng tuy nhiên có sự khác biệt với khái niệm “Tier” của UTI. Và để tránh nhầm lẫn, năm 2014, TIA đã gỡ bỏ thuật ngữ ‘Tier” khỏi tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 và thay thế nó bằng thuật ngữ “Rated/Rating”.
Trong những nội dung tiếp theo, tôi sẽ nói rõ hơn bàn luận chi tiết hơn việc sử dụng thuật ngữ “Tier” và/hoặc “Rated/Rating” vì thực tế cho thấy, hiện nay có một sự nhầm lẫn đáng kể về việc sử dụng thuật ngữ ‘Tier’.
- UPTIME vs. TIA-942: LÀ TIÊU CHUẨN HAY NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN
Đã có rất nhiều tranh luận trên internet về việc UTI-TST, TIA-942 là “Tiêu chuẩn“(Standard) hay là “Nguyên tắc hướng dẫn” (Guideline). Và trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ cùng các bạn làm rõ vấn đề này.
Với quan điểm của tôi, “Tiêu chuẩn” (Standards) phải có các yếu tố quan trọng sau đây
- Được phát triển bởi một Tổ chức Phát triển Tiêu Chuẩn (SDO-Standard Development Organization), và tổ chức này được công nhận bởi chính Tổ chức Những tiêu chuẩn Thế giới (WSC - World Standards Cooperation) hoặc các thành viên của WSC tại khu vực hoặc tại mỗi quốc gia. Ví dụ, tiêu chuẩn EN của CEN, BSI của UK, SPRING cuả Singapore, ANSI của Mỹ,…
- Mang tính xuyên suốt và được quản trị bởi SDO.
- Các yêu cầu, chỉ dẫn phải minh bạch
- SDO thường là các tổ chức phi lợi nhuận.
- SDO không trực tiếp thực hiện việc kiểm tra đánh giá cũng như không cấp chứng nhận mà thông qua bên thứ 3.
- Tiêu chuẩn phải được kiểm tra đánh giá định kỳ không vượt quá 5 năm. Kết quả của các lần đánh giá sẽ là cho ra một trong ba kết quả gồm “Phê chuẩn lại”, “Điều chỉnh”, “Thu hồi”.
Ngoài ra, một tiêu chuẩn thực sự (real Standard) còn phải:
- Tên của tiêu chuẩn gắn liền với tên của tổ chức SDO. Ví dụ, cách viết đầy đủ của TIA-942 là ANSI/TIA-942, điều đó có nghĩa là ANSI đang giám sát TIA như một SDO để chắc rằng các tiêu chuẩn được phát triển cũng đều theo những quy định của ANSI.
- Tên của tiêu chuẩn thường có chỉ thị số. Ví dụ: ISO-9001, TIA-942
- Tiêu chuẩn có tài liệu mô tả rõ ràng về mọi tiêu chí đánh giá kiểm toán.
Như vậy, ANSI/TIA-942 là một tiêu chuẩn thực sự (Standard), còn UTI-TST không phải là một tiêu chuẩn mà là một nguyên tắc hướng dẫn (Guidelines).
- UPTIME vs TIA-942: PHẠM VI ÁP DỤNG
Một trong những khác biệt cơ bản giữa UTI-TST và ANSI/TIA-942 là phạm vi áp dụng. UTI-TST chỉ bao gồm các hướng dẫn về hạ tầng cơ điện. Chính vì vậy, có một người bạn của tôi đùa rằng ”Chúng ta có thể xây dựng một trung tâm dữ liệu trong một cái lều gỗ, kế bên một đường ray xe lửa và nhà máy điện hạt nhân mà không có hệ thống chống cháy với cửa mở rộng. Và nó vẫn có thể là một trung tâm dữ liệu Tier-IV của UTI”. Điều đó nghe có vẻ vô lý, nhưng sự thật UTI-TST chỉ bao hàm về điện và cơ khí. Chấm hết. Với tôi, mặc dù hệ thống cơ khí và hệ thống điện rất quan trọng, nhưng không vì thế mà mà bỏ qua các yếu tố khác để đảm bảo một TTDL ổn định, an toàn và đáng tin.
Đối với ANSI/TIA-942, có một loạt các phụ lục mô tả các tiêu chuẩn về địa điểm xây dựng TTDL, cấu trúc xây dựng, hạ tầng điện và cơ khí, bảo mật vật lý, tính an toàn, phòng cháy chữa cháy,….Do đó, người ta thường sử dụng tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 bao gồm các phụ lục và hệ thống “Rated” như một tài liệu áp dụng toàn diện cho TTDL.
- UPTIME vs TIA-942: BẢN KÊ TIÊU CHÍ HAY KẾT QUẢ CUỐI CÙNG HAY CẢ HAI?
UTI có Bản kê tiêu chí (Checklist). Tuy nhiên, đó là một checklist nội bộ được dùng để kiểm tra lướt qua các thiết kế, nó không được chia sẻ rộng rãi ra bên ngoài. Còn ANSI/TIA-942 là tập hợp các mô tả về các mức độ cụ thể của từng Rated trong TTDL và các hướng dẫn, tiêu chí làm sao để đạt được. Tuy nhiên, lưu ý, nếu chỉ đơn thuần áp dụng bảng phụ lục F của TIA-942 như một checklist mà không xem xét các nội dung còn lại của tiêu chuẩn thì rất đáng lo ngại. Vì vậy hãy thận trọng xem xét toàn bộ nội dung của ANSI/TIA-942 và lựa chọn đơn vị tư vấn chất lượng, có kinh nghiệm.
UTI phân loại TTDL thành 4 Tier gồm Tier I-II-III-IV, tương tự ANSI/TIA-942 phân loại thành Rated 1-2-3-4. Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau giữa các cấp độ phân loại của TTDL. Ví như UTI-TST định nghĩa TTDL cấp Tier-III là một Data Centre có sự bảo trì đồng thời (CM - Concurrently Maintainable). Tương tự, ANSI/TIA-942 cũng định nghĩa một TTDL đạt Rated-3 là một TTDL bảo trì đồng thời. Tuy nhiên, như tôi đã đề cập đến ở trên, UTI-TST chỉ bao gồm điện và cơ khí (làm lạnh), trong khi đó ANSI/TIA-942 bao gồm cả những yêu cầu về viễn thông để đáp ứng cho yêu cầu bảo trì đồng thời (CM). Do đó, sự khác biệt chính là ANSI/TIA-942 cung cấp nhiều tiêu chuẩn sự minh bạch và có hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào đạt được. Ví dụ: ANSI/TIA-942 nêu rằng một trung tâm dữ liệu Rated-3 cần có 2 nguồn cấp dữ liệu tiện ích (2 utility feeds) đến từ một trạm biến áp đơn. Sẽ như thế nào, nếu chỉ có một nguồn cấp dữ liệu tiện ích? Câu trả lời là vẫn có thể đạt được Rated-3 nếu TTDL có máy phát điện và chứng minh có khả năng đảm bảo cung cấp nguồn dự phòng này ngay lập tức khi có yêu cầu. Chắc chắn những nhà tư vấn/đánh giá thiếu kinh nghiệm sẽ không hiểu điều này. Do đó, hãy cẩn thận lựa chọn những nhà tư vấn/đánh giá có kinh nghiệm, có chứng chỉ quốc tế.
Vậy, đánh giá TTDL sẽ dựa trên bản kê tiêu chí hoặc kết quả hoặc cả hai. Câu trả lời là UTI dựa trên kết quả cuối cùng và không cung cấp hướng dẫn làm thế nào để đạt được nó. ANSI/TIA-942 cũng dựa trên kết quả nhưng cung cấp hướng dẫn bằng các phương tiện mô tả rõ ràng tại các phụ lục khác nhau và các bản kê tiêu chí để bạn sử dụng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến Qúy khách các bài dịch tiếp theo về TTDL của hãng EPI. Mọi đóng góp, xin vui lòng liên hệ sales@smartpro.vn hoặc 0908 693 962.
Tháng 6/2017